5 bước thiết kế phòng sạch đạt tiêu chuẩn quốc tế

5 bước thiết kế phòng sạch đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bạn đang lên kế hoạch để xây dựng phòng sạch phục vụ cho công việc của mình. Thì điều cần quan tâm trước tiên khi thiết kế phòng sạch là các tiêu chuẩn đề ra và các bước thực hiện để thiết kế phòng sạch. PhuocAnBlog sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về 5 bước thiết kế phòng sạch đạt chuẩn quốc tế trước khi thi công.

Phòng sạch là gì?

Phòng sạch là gì?

Trước tiên bạn cần biết về khái niệm phòng sạch là gì. Khi nhắc đến phòng sạch, điều đầu tiên ta nghĩ đến đó chính là độ sạch trong phòng, phòng luôn được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

Không khí trong phòng sạch luôn được kiểm soát nằm trong tiêu chuẩn cho phép như về nhiệt độ, độ ẩm, áp suất. Nồng độ bụi cũng được duy trì ở ngưỡng thấp, kích thước hạt bụi hay mật độ bụi được kiểm soát bởi các hệ thống phòng sạch. Phòng luôn được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng để không xuất hiện các nguồn lênh bệnh, vi khuẩn, vi rút xâm nhập.

Phòng sạch được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, dược phẩm, thực phẩm, công nghệ vi sinh, … Tùy thuộc vào đặc điểm ngành nghề mà các phòng sạch sẽ được thiết kế sao cho phù hợp với yêu cầu. Nhưng nhìn chung các phòng sạch phải được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn nhất định đã được đề ra.

Tiêu chuẩn thiết kế phòng sạch

Mỗi một công trình khi được thiết kế đều phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn, quy định riêng được đề ra. Với phòng sạch chúng ta cần tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế sau: AAF, ISO 14644-1, STD 209E. Bên cạnh đó ta còn có các tiêu chuẩn Châu Âu, Mỹ và một số tiêu chuẩn khác của Việt Nam.

Các tiêu chuẩn được đưa ra để quy định chung về việc thiết kế phòng sạch để đảm bảo chất lượng mà phòng sạch đem đến. Tuy nhiên với hai bộ tiêu chuẩn ISO 14644-1 và STD 209E là những tiêu chuẩn quốc tế bạn cần chú ý nhất và các quy định pháp luật Việt Nam về việc thiết kế phòng sạch.

5 bước thiết kế phòng sạch đạt tiêu chuẩn quốc tế

Để thiết kế được phòng sạch đạt theo tiêu chuẩn quốc tế, chúng ta thực hiện theo 5 bước sau:

Bước 1: Lập bản vẽ phòng sạch

Lập bản vẽ phòng sạch

Làm bất cứ việc gì cũng vậy, để đạt được kết quả tốt hơn bạn cần vạch ra phương hướng rõ ràng cho kế hoạch đó. Vì vậy việc xây dựng phòng sạch cũng vậy, để hình dung rõ ràng hơn, đưa ý tưởng của bạn lên các bản vẽ thiết kế phòng sạch.

Bản vẽ thể hiện đầy đủ mặt bằng, công năng, phân chia khu vực của phòng sạch. Bản vẽ chi tiết về kiến trúc, nội thất, thi công công nghệ, điện nước sẽ giúp bạn thi công phòng sạch dễ dàng hơn. Thuận tiện cho việc bố trí các thiết bị sao cho hợp lý, kiểm soát môi trường trong phòng tốt hơn.

Để thực hiện tốt công việc này bạn sẽ cần thuê các đơn vị tư vấn và thi công có nhiều kinh nghiệm thi công phòng sạch. Khảo sát về địa điểm xây dựng, lập các phương án thi công phòng sạch phù hợp với địa hình và tiêu chuẩn xây dựng. Thiết kế đầy đủ các hệ thống xử lý chất thải để không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Các vật liệu phòng sạch cần được kiểm tra và phê duyệt đảm bảo chất lượng tốt nhất. Dụng cụ và thiết bị máy móc phòng sạch cũng được kiểm định về chất lượng trước khi lắp đặt vận hành. Tùy vào ngành nghề sử dụng phòng sạch mà các yêu cầu cho các thiết bị là khác nhau, bạn cần lựa chọn đúng theo quy định.

Bước 2: Tiến hành thi công

Tiến hành thi công

Sau khi triển khai thiết kế bản vẽ xây dựng phòng sạch và được phê duyệt thì ta có thể tiến hành thi công phòng sạch GMP theo đúng thiết kế. Để đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình bạn nên lựa chọn đơn vị thi công uy tín, làm việc chuyên nghiệp, đảm bảo tuân thủ đúng các quy trình được đề ra.

Hệ thống điện nước cần được chú ý lắp đặt đúng như bản vẽ thiết kế phòng sạch. Hệ thống đèn chiếu sáng sử dụng đèn chiếu sáng cục bộ và đảm bảo mọi nơi đều được chiếu sáng. Cường độ sáng của đèn cũng cần được chú ý để đủ sáng giúp nhân viên thực hiện tốt các công việc.

Đường ống nước được bố trí hợp lý, phân biệt rõ ràng đường cấp và đường thải. Nước sản xuất và sinh hoạt phải được cung cấp đầy đủ không để tình trạng thiếu nước. Nguồn nước thải phải được thu gom tập trung vào một hệ thống và xử lý theo quy định trước khi thải ra môi trường.

Việc sử dụng loại sàn gì cũng rất quan trọng vì đặc tính của mỗi công việc nên sàn cũng được lựa chọn riêng biệt. Ví dụ với những môi trường tĩnh điện ta sẽ dùng thảm cao su chống tĩnh điện, hay với các phòng sạch sử dụng sàn Vinyl kháng khuẩn tốt hơn. Nhìn chung vì phải di chuyển qua lại nhiều nên sàn nhà cần được dùng loại vật liệu chống trơn và dễ làm sạch.

Bước 3: Sắp xếp máy móc và thiết bị phòng sạch

 Sắp xếp máy móc và thiết bị phòng sạch

Để có thể giữ được mức độ sạch luôn ổn định thì các phòng sạch cần lắp đặt hệ thống, thiết bị phòng sạch như máy lọc không khí, buồng tắm khí, thiết bị kiểm soát, … Kỹ sư thiết kế theo các điều kiện đã bố trí vị trí cần lắp đặt sao cho hợp lý nhất.

Airshower – Buồng tắm khí thường được đặt tại các vị trí ra vào của phòng sạch, giúp làm sạch người và các dụng cụ đưa vào. Công nhân trước khi vào phòng cần đi qua airshower để làm sạch bụi bẩn và ngược lại khi đi ra ngoài tránh mang chất độc từ phòng ra, hạn chế lây nhiễm chéo.

Bộ lọc khí: để không khí trong phòng luôn được lưu thông và làm sạch không khí trong phòng. Bộ lọc khí giúp giảm tối đa các tác nhân gây ô nhiễm, đưa môi trường trong phòng về mức độ sạch cho phép.

Hệ thống đo, kiểm soát không khí, nồng độ bụi: vì điều kiện nghiêm ngặt của phòng sạch các thông số về không khí luôn được duy trì ở mức cho phép. Để nắm bắt và điều chỉnh nhiệt độ, áp suất trong phòng cần có các thiết bị theo dõi thường xuyên.

Bước 4: Kiểm định và nghiệm thu kết quả

Việc đánh giá phòng sạch rất quan trọng, kiểm tra xem phòng sạch có đủ tiêu chuẩn để đưa vào hoạt động hay không. Dựa vào các tiêu chuẩn quy định mà ta sẽ xem xét và đánh giá mức độ làm việc của phòng sạch.

Ngoài ra điều kiện về cơ sở vật chất và trình độ nhân viên, khả năng vận hành phòng sạch cũng rất quan trọng. Nó đánh giá hiệu quả làm việc của phòng sạch sau khi đưa vào hoạt động.

Dựa vào các nghiên cứu và tiêu chuẩn cho phép mà ta thấy kích thước bụi mịn trong phòng sạch là 5 µm và bụi vi sinh có kích thước tối đa 0,5 µm. Do đó với các loại kích thước hạt bụi khác nhau sẽ có các quy định riêng về nồng độ bụi cho phép như: khoảng 35 triệu hạt với kích thước lớn hơn 0,5 µm; 8 triệu hạt với kích thước 1 µm; dưới 3 triệu hạt khi kích thước hạt 5 µm.

Theo GMP Groups, bạn có thể dựa vào các chỉ tiêu, bảng biểu được đưa ra trong tiêu chuẩn ISO 14644-1 và STD 209E để đánh giá. Việc đánh giá và nghiệm thu phòng sạch cần được thực hiện bởi các chuyên gia, những người có thẩm quyền.

Bước 5: Đưa phòng sạch vào sử dụng

Sau khi được nghiệm thu và cho phép đi vào hoạt động phòng sạch đã đủ tiêu chuẩn vận hành. Nhân viên làm việc trong phòng sạch cần tuân thủ các quy định mà doanh nghiệp đưa ra, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất. Nhân viên mang đầy đủ đồ bảo hộ và phải đi qua airshower trước khi ra vào phòng.

Thường xuyên kiểm tra và có các hoạt động bảo dưỡng máy móc định kỳ. Trước khi làm việc cần kiểm tra và đánh giá mức độ hoạt động của máy móc để tránh xảy ra các tai nạn không đáng có và những ảnh hưởng đến công việc. Loại bỏ và thay thế những máy đã cũ, công nghệ lạc hậu để tăng hiệu quả và năng suất làm việc.

Vậy là thông qua những thông tin được cung cấp trong bài viết bạn đã biết cách để thiết kế phòng sạch đạt tiêu chuẩn rồi phải không nào? Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho việc thiết kế và xây dựng phòng sạch đạt chuẩn quốc tế của bạn.

You may also like...

Popular Posts