Cách trang trí nhà hàng thu hút và kích thích vị giác khách hàng

“Con đường đi đến trái tim phải thông qua bao tử”, tuy nhiên trước khi tiến vào bao tử thì phải qua được cửa ải của đôi mắt. Một món ăn dù có ngon cách mấy nhưng trang trí sơ sài cũng sẽ khiến hứng thú của người thưởng thức giảm đi đáng kể, tương tự với việc nhà hàng của bạn dù có những món ăn đặc sắc đến đâu, nếu không khéo léo trang trí thì cũng không thu hút được khách hàng đến thăm hay quay trở lại. Dưới đây là cách trang trí nhà hàng thu hút và kích thích vị giác khách hàng mà phuocanblog.net sẽ chia sẻ đến các bạn.

Cách trang trí nhà hàng đẹp và thu hút

Lựa chọn phong cách phù hợp

Lựa chọn phong cách phù hợp
Lựa chọn phong cách phù hợp

Bạn có thể có vô vàn ý tưởng khi bắt tay thiết kế nhà hàng, tuy nhiên, bạn nên định hình phong cách trước, rồi sau đó sẽ suy nghĩ ý tưởng thiết kế dựa trên phong cách đó. Để xác định phong cách, bạn cần phải liệt kê những tiêu chí như nhà hàng của bạn sẽ kinh doanh những món ăn nào, đối tượng khách hàng bạn nhắm đến là ai, khu vực xung quanh đối thủ của bạn theo đuổi phong cách gì… Từ đó bạn có thể hướng nhà hàng của bạn theo phong cách cụ thể như cách tân, hiện đại, cổ điển, giao thời, đồng quê,.. hay cụ thể là theo phong cách thập niên nào, ở đâu… Ví dụ, nếu nhà hàng của bạn kinh doanh món xúc xích, xiên que, những món “nhắm” khi  uống bia rượu, bạn có thể trang trí theo việc lấy cảm hứng từ phong cách cao bồi nước Mỹ thập niên 70. Một ví dụ khác là những nhà hàng kinh doanh món ă đặc thù của các quốc gia như món ăn Nhật Bản, món Hàn Quốc… sẽ trang trí nhà hàng đậm chất của quốc gia đó, nhằm tạo dấu ấn và định hình phân khúc khách hàng hiệu quả. Bên cạnh đó, việc phải mang lại cảm giác thoải mái từ không gian dành cho mỗi khách hàng cũng quan trọng không kém.

Lựa chọn màu sắc phù hợp

trang trí nhà hàng Lựa chọn màu sắc phù hợp
Lựa chọn màu sắc phù hợp

Màu sắc là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến việc trang trí nhà hàng bởi nó không những tác động đến thị giác mà còn ảnh hưởng đến phong cách nhà hàng và giúp cho thực khách tăng cảm giác thèm ăn. Theo các chuyên gia về trang trí nội thất, nguyên tắc phối màu 60:30:10 được xem là rất quan trọng. Cụ thể màu sắc chủ đạo khi thiết kế nhà hàng hay còn gọi là màu đặc trưng phải chiếm đến 60%, 30% màu sắc còn lại (kể cả đồ nội thất) là màu bổ trợ nhằm bố trí vào những khoảng không gian nhỏ hơn và sắp xếp xen kẽ với màu chủ đạo. 10% còn lại sẽ sử dụng màu nhấn mạnh để tạo điểm nhấn cho toàn bộ nhà hàng. Những màu này sẽ thường đậm hơn màu chủ đạo từ 4 đến 5 tone (đặc biệt là đối với đồ gỗ), nhưng nên chọn cùng tone với màu tường, sàn và trần nhà. Cũng tùy theo từng phong cách kinh doanh, từng mô hình dịch vụ mà người ta sẽ lựa chọn các bộ màu chủ đạo khác nhau. Chẳng hạn như với những cửa hàng thức ăn nhanh sẽ lựa chọn các gam màu nổi bật như màu đỏ, xanh lá cây và màu vàng (ví dụ KFC, Pizza Hut…). Còn với những nhà hàng sang trọng theo phong cách châu Âu thì tông màu nâu, màu vàng thường xuyên được sử dụng vì nó tạo cảm giác ấm áp, sang trọng và thư giãn.

Tận dụng ánh sáng

trang trí nhà hàng Tận dụng ánh sáng
Tận dụng ánh sáng

Tận dụng ánh sáng phù hợp cũng là một nghệ thuật khi trang trí nhà hàng, bởi vì ánh sáng hoàn hảo là khi nó có độ sáng vừa đủ, giúp tăng cảm giác dễ chịu và thèm ăn. Nếu tận dụng ánh sáng không phù hợp như quá sáng sẽ làm mất đi một bữa ăn hoàn hảo.Tệ hơn thế ở một số trường hợp, màu sắc của thức ăn có thể bị ánh sáng ảnh hưởng làm thay đổi màu sắc của món ăn như máu thị thành xám, màu của rau thành xanh lơ, sẽ khiến khách hàng “buông đũa” ngay từ mới chạm mắt. Do đó khi thiết kế ánh sáng, cần phải đặt mình là khách hàng, và ánh sáng đó là phục vụ cho người ngồi ăn thay vì ánh sáng đó dùng để làm “phụ kiện trang trí” vô hình cho nhà hàng. Cần kết hợp hài hòa giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo, và bố trí ánh sáng theo từng khu không gian nhà hàng (chẳng hạn những bàn trong góc thì sẽ bố trí nhiều ánh sáng hơn, bàn ăn gần cửa thì sẽ tiết chế ánh sáng lại). Vào bữa sáng nên để không gian sáng bừng để khách hàng có thể vừa ăn sáng vừa uống café và làm việc. Tuy nhiên vào bữa tối là lúc thư giãn thì ánh đèn dịu sẽ là lựa chọn tối ưu. Quả cầu pha lê, bình thủy tinh hay những bóng đèn nháy… cũng là những phụ kiện hỗ trợ chiếu sáng đặc lực cho nhà hàng của bạn.

Tạo điểm nhấn cho nhà hàng

Đôi lúc trang trí nhà hàng đẹp thôi là chưa đủ, mà phải tạo được điểm nhấn riêng, bởi đẹp sẽ khiến khách hàng thích thú từ những ấn tượng đầu tiên, nhưng tạo được điểm nhấn sẽ khiến khách hàng ghi nhớ mãi. Có rất nhiều cách tạo điểm nhấn như tận dụng tường, đèn chum, đèn nháy, cây xanh, hồ nước… để giúp nhà hàng ấn tượng hơn. Cụ thể, một bức tranh tường nghệ thuật ái hiện quang cảnh thành phố Venice thơ mộng trong một nhà hàng Ý, hay mô hình giả núi Phú Sĩ trong một nhà hàng Nhật Bản, hình ảnh quang gánh trong các nhà hàng đồng quê việt Nam… sẽ là một điểm cộng rất lớn và tạo hiệu quả trong việc khơi gợi phong cách ẩm thực nhà hàng. Ngoài ra, việc thay đổi trang trí nhà hàng theo mùa như Giáng Sinh, Tết âm lịch, lễ tình nhân, Halloween… cũng là cơ hội để bạn thỏa sức sáng tạo khiến nhà hàng của mình hút mắt và luôn giữ hình ảnh mới lạ quanh năm.

Tạo ra từng không gian riêng biệt

trang trí nhà hàng Tạo ra từng không gian riêng biệt
Tạo ra từng không gian riêng biệt

Thật sai lầm nếu bạn không phân tách nhà hàng của mình thành nhiều không gian riêng biệt mà chỉ bó hẹp chúng vào hẳn một khối thống nhất. Điều đó sẽ làm kiến trúc khung của nhà hàng thật hỗn loạn và nếu mô hình bạn có đăng ký Grabfood thì những nhân viên giao hàng sẽ liên tục di chuyển qua lại khu vực nhà hàng.. Thật không thể tưởng tượng được mùi thức ăn, mùi từ nhà vệ sinh và hàng loạt các mùi khác trộn lẫn vào nhau khiến cho khách hàng cảm thấy khó chịu.

Hãy phân chia rõ ràng đâu là khu vực bếp, đâu là khu vực thu ngân, nơi mà khách hàng ngồi ăn, nhà vệ sinh, lối đi lại… Các chuyên gia cũng thường tư vấn thiết kế nhà hàng với bố cục theo tỉ lệ 60:30:10, cụ thể 60% diện tích là dành cho ẩm thực, phòng bếp, 30% dành cho khu vực cảnh quan, sân vườn,… và 10% còn lại sẽ để cho nhà kho hay chỗ làm việc của nhân viên văn phòng. Ngay cả khu vực chỗ ngồi cho khách hàng cũng phải bố trí hợp lý như khu vực trong nhà, khu vực ngoài trời…. tùy theo yêu cầu của mỗi bàn.

Tạo được dấu ấn thương hiệu

Mọi nguyên tắc thiết kế nhà hàng trên đây đều phải tuân thủ nguyên lý “làm bật nên bản sắc thương hiệu nhà hàng”. Việc copy các mẫu trang trí nhà hàng đẹp có sẵn không phải là ý kiến hay và có thể áp dụng lâu dài, bạn nên lựa chọn cách bố trí, cách phối màu riêng biệt, độc đáo để tạo nên “nét thương hiệu” rất riêng. Từ logo, thiết kế website khách sạn – nhà hàng đến bảng hiệu, màu sắc, đèn trang trí, kệ nhà hàng, banner ảnh, cây xanh, đồng phục nhân viên… đều phải đồng bộ, thống nhất với nhau và thể hiện được “sự độc nhất” mà chỉ thương hiệu nhà hàng bạn có được. Chẳng hạn như cùng kinh doanh những món ăn phương Tây nhưng bạn nên định hình phong cách, bản chất thương hiệu riêng biệt như sự sang trọng, nhắm đến phân khúc khách hàng cao cấp, phong cách trang trí theo kiểu lâu đài cổ tạo nên cảm giác “hoàng gia” nước ngoài, bảng hiệu hay thực đơn dùng các typography mang hơi hướng vintage, đồng phục nhân viên theo phong cách cổ điển… Hãy nên nhớ rằng, chỉ khi bạn là “duy nhất”, bạn mới tạo nên ưu thế vượt trội so với đối thủ.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc trang trí nhà hàng đẹp và hút khách. Chúc bạn thành công!

You may also like...

Popular Posts